Nhà hàng Stix, 174A Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q. 3, TP.Hồ Chí Minh

Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực PPP

Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã được Bộ Kế Hoạch Đầu tư đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi tổ chức, cá nhân liên quan trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Một trong những mục tiêu quan trọng khi xây dựng luật này là các biện pháp thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực PPP.

Theo thống kê, tính từ 1997 (giai đoạn đầu áp dụng các hình thức PPP) đến nay, dự án PPP[1] được triển khai trong một vài lĩnh vực cụ thể như BOT/BT áp dụng trong giao thông[2], năng lượng, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải chất thải.

Trong đó, chỉ có các dự án BOT điện là có nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Các lĩnh vực còn lại chỉ có nhà đầu tư trong nước, điển hình là giao thông vận tải.

Theo một số quan điểm, sở dĩ các dự án điện thu hút được nhà đầu tư nước ngoài là do Chính phủ đã đưa ra các cam kết, bảo lãnh cho Nhà đầu tư cao hơn các biện pháp ưu đãi, bảo đảm đầu tư mà pháp luật đầu tư quy định, như bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh nghĩa vụ của Bộ Công thương (cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án) và bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ.

Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là rất lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu và cùng với thực trạng đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP còn hạn chế như hiện nay, có thể thấy mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài của dự thảo luật lần này là cần thiết.

Sau khi xem xét Dự thảo, chúng tôi thấy rằng, về ưu đãi đầu tư, Dự thảo luật kế thừa và không có sửa đổi hoặc quy định mới gì về ưu đãi đầu tư đối với các dự án PPP, gồm nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầu được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế; Thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án theo quy định pháp luật.

Về bảo đảm đầu tư, một số quy định mới về các hình thức bảo lãnh đã được thể hiện trong dự thảo gồm:

Bảo lãnh doanh thu tối thiểu

Dự Luật quy định bảo lãnh doanh thu tối thiểu do Thủ tướng Chính phủ cấp cho nhà đầu tư, doanh nghiêp dự án, căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án.

Trong [05] năm đầu vận hành công trình dự án, Nhà nước bảo lãnh doanh thu đến [75]% giá trị doanh thu dự kiến trong hợp đồng dự án và đến [65%] trong [05] năm kế tiếp.

Trong [05] năm đầu vận hành công trình dự án, trường hợp doanh thu thực tế vượt quá [125%] giá trị doanh thu dự kiến, vượt quá [135%] trong [05] năm kế tiếp, nhà đầu tư phải nộp lại phần vượt quá cho Nhà nước.

Bảo đảm cân đối ngoại tệ

Kế thừa quy định hiện hành, Dự thảo chỉ đề cập đến việc Nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, không có bảo đảm về những thiệt hại mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có thể gánh chịu do biến động tỷ giá hối đoái trong quá trình thực hiện dự án.

Bảo đảm cam kết thực hiện hợp đồng từ phía nhà nước

Khung pháp lý hiện hành chỉ yêu cầu Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải nộp các loại bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh khi chuyển giao công trình, không có quy định nào yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp bảo lãnh cho nhà đầu tư

Dư thảo Luật PPP quy định trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phải cung cấp bảo lãnh cho nhà đầu tư đối với các cam kết của phía Nhà nước trong hợp đồng dự án.

[1] Theo số liệu tại Báo cáo số 25/BC-CP ngày 30//1/2019 của Chính Phủ về tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP, tính đến nay có 366 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó 140 dự án BOT, 188 dự án BT và 8 dự án áp dụng mô hình khác

[2] 220 dự án, chiếm 65,47%

system

Đăng bởi: system

Hoạt động của các Diễn Giả Trong Tuần

Đăng ký để nhận Nhận vé mời

Submit Now